KIẾN THỨC – CÁC LOẠI TÀI CHÍNH CHỦ DOANH NGHIỆP F&B BẮT BUỘC PHẢI BIẾT!

KIẾN THỨC – CÁC LOẠI TÀI CHÍNH CHỦ DOANH NGHIỆP F&B BẮT BUỘC PHẢI BIẾT!

Ngày đăng: 23/08/2023

Thời gian đọc: 3 phút

Sai lầm của ngươì khởi nghiệp F&B, là họ thường bắt đầu bằng đam mê ẩm thực hoặc đam mê kinh doanh, không bắt đầu từ bảng kế hoạch tài chính.
Đừng lặp lại sai lầm đó! 

 Một số loại tài chính, các chi phí quan trọng cần hoạch định mà chủ quán – đặc biệt các chủ quán sắp khởi nghiệp nên biết để chuẩn bị kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn! Việc đảm bảo các dòng tiền trong các nguồn tài chính ổn định sẽ góp phần giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững. Các thông tin Techres tổng hợp bên dưới sẽ cần thiết để anh em chủ doanh nghiệp F&B tính toán cẩn thận hơn.  Nếu bạn không có kinh nghiệm, hãy đừng ngại ngần tham khảo chuyên gia hoặc người làm F&B nhiều kinh nghiệm. Mỗi ngành nghề đều có bí mật riêng trong các cách tư duy về tài chính anh em nhé!

1. Nguồn vốn khởi sự ban đầu:

Nguồn vốn khởi sự hay còn gọi là phí setup, bao gồm chi phí thuê mướn mặt bằng, đặt cọc chuyển nhượng (nếu có), thiết kế, thi công, decor, xây dựng cơ sở hạ tầng. Khoản phí này bạn cần tính toán cẩn thận để chi phí được gói gọn trong ngân sách, tránh phát sinh.

2️. Vốn lưu động:
Đây là nguồn tài chính xuất ra định kỳ hàng tháng, hàng ngày, chi trả cho: nguyên vật liệu, tiền lương nhân viên, thuế,… Khoản tài chính này cũng phải được hoạch định 1 con số nhất định hàng tháng để dễ quản lý hoặc điều chỉnh nếu như có phát sinh hoặc biến động.

3️. Doanh thu công ty:
Doanh thu sẽ phản ánh tổng giá trị thu được thông qua hoạt động kinh doanh của nhà hàng, quán ăn của bạn. Doanh thu công ty tăng dần và chi phí giảm thể hiện công ty của bạn đang hoạt động hiệu quả.

4. Trích lập dự phòng:
Các chủ doanh nghiệp nên dự trù trong khoảng 5-10% để chủ động chuẩn bị sẵn cho các tình huống xấu hoặc rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh hoặc biến động thị trường. Trong trường hợp có tổn thất xảy ra, khoản dự phòng này được sử dụng để bù đắp tổn thất thay vì cắt giảm vốn kinh doanh sẵn có. Nhờ vậy giữ nguyên được nguồn vốn ban đầu.

5. Nguồn vốn huy động:
Đây là 1 khoản tài chính khá cần thiết để chia sẻ rủi ro và tận dụng nguồn lực xã hội hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần phải cẩn thận với lãi suất & tỉ suất lợi nhuận nhé.

 

6. Chi phí tái đầu tư:
Thị trường luôn thay đổi về xu hướng, việc tái đầu tư và nâng cấp dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng định kỳ là khoản tài chính cần thiết phải dự trù để doanh nghiệp có thể ổn định về chất lượng và tăng trưởng bền vững.

7. Lợi nhuận ròng (Net Profit – hay còn gọi là lãi ròng, lãi thuần, thu nhập ròng):
Đây là phép đo lợi nhuận của một công ty sau khi trừ đi tất cả các chi phí hoạt động, lãi vay và thuế. Đây chính là thước đo chính xác và quan trọng nhất cho sự tăng trưởng của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên xây dựng kế hoạch kinh doanh tập trung và lợi nhuận để tiết kiệm chi phí, tăng trưởng doanh thu và đảm bảo quá trình vận hành ổn định, bền vững.


Kết luận:

Để có thể cân đối các khoản tài chính trên và sử dụng dòng tiền hiệu quả, các chủ doanh nghiệp cần có hoạch định các con số, khoản thu, chi phí rõ ràng và so sánh qua từng thời kỳ. Từ đó có góc nhìn chính xác về mức độ ổn định và tăng trưởng của doanh nghiệp – đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn! 

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIẢI PHÁP

đăng ký ngay HÔM NAY để nhận ưu đãi

HỎI ĐÁP 1:1 VỚI CỐ VẤN

TECHRES Sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn:

megaphone Kế toán có phải đi đồng bộ dữ liệu chấm công từ nhiều nơi không?
megaphone Nhân viên muốn ứng lương thì phải làm sao?
megaphone Nhân viên muốn đăng ký lịch làm việc trước như thế nào?
megaphone Quản lý sắp xếp và duyệt lịch làm việc từ điện thoại được không?
megaphone Tôi có thể sắp xếp ca partime, ca gãy không?
megaphone Nhân viên đi muộn về sớm thì hệ thống có cảnh báo không?
megaphone Tính lương theo giờ mà có khoảng nghỉ giữa giờ thì tính như thế nào?
image-tuvan
Tư vấn