Mô hình kinh doanh kinh doanh nhà hàng hải sản F&B hấp dẫn thường được đánh giá khi thấy các quán đông khách. Thế nên, “bán hải sản tươi sống” là một ngách kinh doanh hấp dẫn. Thế nhưng tại sao các quán/ nhà hàng hải sản sau một thời gian đầu tư thì “đóng cửa”. Một điều chắc chắn là nguyên nhân, là vì mô hình này có nhiều nguy cơ thất thoát còn nhiều hơn các mô hình quán khác!
Các chủ quán hải sản hoặc các bạn trẻ dự định khởi nghiệp với kinh doanh nhà hàng hải sản lưu ý những điều sau từ Techres để đúc kết thành kinh nghiệm giúp xây dựng và phát triển nhà hàng của mình ổn định, bền vững và chuẩn chỉnh từng khâu quy trình nhé!
Kiểm tra 4 điều bên dưới trong bài viết của Techres và áp dụng vào nhà hàng của bạn ngay nhé!
Quản lý nguồn cung cấp hải sản trong mô hình kinh doanh nhà hàng hải sản
Để kinh doanh nhà hàng hải sản bạn cần quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và bình ổn giá cả. Từ đó kiểu soát được các phần chi phí phát sinh, tránh thất thoát.
Ngoài việc lựa chọn nhà cung cấp tin cậy, đảm bảo nguồn cung chất lượng và ổn định. Bạn cũng cần thường xuyên giám sát chất lượng hải sản, kiểm tra quy trình và kho bảo quản hải sản, đảm bảo hải sản phải đạt chuẩn về màu sắc, độ tươi, nhiệt độ, mùi vị.
Quản lý khâu chế biến hải sản
Kinh doanh nhà hàng hải sản bạn cần quản lý định lượng hải sản trong mỗi món hoặc mỗi khâu chế biến. Mỗi món cần có 1 quy ước rõ ràng trong việc sử dụng nguyên liệu để tránh xảy ra thất thoát.
Ngoài ra, bạn cũng cần training nhân viên kỹ càng trong việc kiểm soát và chế biến món ăn từ hải sản: đảm bảo vệ sinh, sử dụng nguyên liệu phù hợp – chất lượng – tươi ngon.
Quản lý nhân viên – Vấn đề lớn trong việc kinh doanh nhà hàng hải sản
Khi kinh doanh nhà hàng hải sản việc quản lý nhân viên trong từng bộ phận là cực kì cần thiết để tránh xảy ra những thất thoát do tắc trách, sơ suất. Bạn cần đảm bảo nhân viên của từng khâu trong quy trình đều nhận và truyền tải thông tin được chính xác, rõ ràng. Đồng thời đảm bảo sự minh bạch trong việc quản lý thu chi – sử dụng nguyên vật liệu.
Luôn phân chia đúng và đủ số người cần thiết phải có trong một ca làm việc để đảm bảo quy trình vận hành được nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, các chính sách thưởng – phạt phù hợp dựa trên đánh giá hiệu suất của từng nhân viên cũng giúp nhân viên làm việc năng suất hơn!
Quản lý bằng phần mềm tự động
Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào khâu quản lý và vận hành kinh doanh nhà hàng hải sản sẽ giúp bạn kiểm soát và quản lý các hoạt động như đặt bàn, quản lý kho nguyên vật liệu, quản lý tài chính, quản lý nhân viên và đơn hàng một cách dễ dàng.
Bạn có thể tham khảo phần mềm Techres – Giải pháp ERP quản trị và quản lý doanh nghiệp F&B đầy đủ tính năng từ cơ bản đến nâng cao, đáp ứng giải pháp quản lý và vận hành cả một doanh nghiệp như mô hình kinh doanh nhà hàng hải sản với nhiều công đoạn và quy trình tương đối phức tạp.
Cuối cùng, việc cập nhật và áp dụng những phương pháp quản lý hiệu quả là điều cần thiết để duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong kinh doanh nhà hàng hải sản. Chúc các bạn thành công trong việc áp dụng những kiến thức từ bài viết này và đạt được những thành tựu nổi bật trong công việc kinh doanh của mình.
Link bài viết “Các Lưu Ý Trong Kinh Doanh Nhà Hàng Hải Sản” xem tại: https://techres.vn/cac-luu-y-trong-kinh-doanh-nha-hang-hai-san/